Ngày Black Friday và thị trường chứng khoán có mối quan hệ như thế nào?

What is the relationship between Black Friday and the stock market?

Black Friday theo truyền thống là ngày sau Ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ. Ngày Lễ Tạ ơn (thứ Năm lần thứ tư của tháng 11) là thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ ở Hoa Kỳ, vì vậy cổ phiếu của các công ty thường tăng giá vào đầu tháng 12 và kéo dài cho đến Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo vào ngày 25 tháng 12. Các nhà đầu tư gọi hiện tượng này là "Hiệu ứng tháng 12". Black Friday là ngày đặc biệt khi mà những người mua sắm nhận được giảm giá lớn cho hàng hóa và đôi khi được miễn phí giao hàng. Về thị trường tài chính, đây là một trong những sự kiện bán lẻ và chi tiêu của người tiêu dùng quan trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Ngoài ngày Black Friday, còn có ngày Cyber Monday (thứ Hai Điện tử). Đây là ngày thứ Hai sau kỳ nghỉ lễ cuối tuần, kéo dài thời gian cho đợt giảm giá mùa lễ hội, nhưng tập trung vào mua sắm trực tuyến. Ngày Black Friday và Cyber Monday đều rất quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh hàng năm và các nhà đầu tư xem xét dữ liệu bán hàng vào những ngày này như một cách để đánh giá sức khỏe tổng thể của toàn bộ ngành bán lẻ.

Nhưng trong năm 2022 này, ngày Black Friday và Cyber Monday sẽ có sự khác biệt đáng kể so với những năm trước. Và trong khi đại dịch Covid-19, các hạn chế và các vấn đề về chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong hai năm qua, thì các yếu tố của năm nay sẽ bị tác động bởi lạm phát cao, giá gas và điện tăng do Nga xâm lược Ukraine, lãi suất cao và thị trường nhà ở ảm đạm. Bạn cần biết rằng lãi suất cao khiến cho các khoản vay, vốn đã tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, tăng mạnh. Và người tiêu dùng bình quân của Mỹ luôn sống dựa vào tín dụng. Các nhà phân tích tin rằng đây sẽ là một rào cản lớn đối với doanh số bán hàng trước kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế của Moody lại có quan điểm khác và tin rằng thị trường lao động lành mạnh của Mỹ là một trong những lý do mà giúp cho xu hướng về nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong năm nay ngay cả khi lạm phát đang ở mức cao.

Sẽ có rất nhiều dữ liệu được công bố trong vài tuần tới mà sẽ hé lộ những thông tin quan trọng về tình trạng của nền kinh tế. Nếu chi tiêu tiêu dùng trong khoảng thời gian giảm giá mùa lễ hội cao hơn dự báo của các nhà kinh tế, đây sẽ là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn kế hoạch của nhà sản xuất và việc này sẽ mang lại doanh thu cao hơn cho các nhà bán lẻ như Walmart (WMT), Amazon (AMZN), Target (TGT), TJ Maxx, Marshalls TJX (TJX), Macy's (M), Kohl's (KSS) và Gap (GPS) cùng nhiều công ty khác. Việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp sẽ bật đèn xanh cho các nhà đầu tư, và cuối cùng sẽ dẫn đến sự tăng giá của các chỉ số chứng khoán. Đây là lý do mà thị trường chứng khoán Mỹ bị chi phối bởi sự lạc quan trước kỳ nghỉ đông, thường được gọi là "New Year's Rally" (Tăng giá năm mới) hoặc "Santa Claus Rally" (Tăng giá dịp Noel). Yale Hirsch lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ "Santa Claus Rally" trên tạp chí Trader's Almanac vào năm 1972. Theo Hirsch, "Santa Claus Rally" có thể được xem là một chỉ số để dự đoán lợi nhuận của năm tới. Ví dụ, nếu đợt tăng giá này là tích cực, năm tới dự kiến sẽ là năm tăng trưởng, và ngược lại.

Nếu bạn so sánh biểu đồ lợi nhuận của S&P 500 (US500) trong "Hiệu ứng tháng 12" với lợi nhuận hàng năm tích lũy bình quân hàng tháng, thì tháng 12 đã mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong 73% số trường hợp với mức lợi nhuận bình quân là 2,8% (bao gồm cả lợi nhuận âm). Và trong hầu hết các trường hợp này (gần 68%), lợi nhuận của tháng 12 lớn hơn lợi nhuận bình quân hàng năm của chỉ số này.

Black Friday

Biểu đồ màu xanh – lợi nhuận của chỉ số S&P500 trong tháng 12, %
Chấm màu vàng – lợi nhuận hàng năm tích lũy bình quân hàng tháng của chỉ số S&P500, %

Tại sao cổ phiếu của nhiều công ty và các chỉ số chính lại bắt đầu tăng trong những giai đoạn này?

Lý do là như sau:

  • Tiền thưởng năm được trả vào giai đoạn này;
  • Là kết quả của điều đầu tiên, doanh số bán hàng trước Giáng sinh làm tăng nhu cầu tiêu dùng cơ bản, do đó làm giảm nhẹ lạm phát;
  • Thông qua việc tăng doanh số bán lẻ, các nhà đầu tư đang mua cổ phiếu của các công ty bán lẻ mà sẽ công bố báo cáo vào quý tới;
  • Thị trường đang trở nên ít thanh khoản hơn khi mà nhiều nhà quản lý ngân hàng và quỹ phòng hộ hàng đầu đang trong kỳ nghỉ.

Trong số những yếu tố khác, có một yếu tố được gọi là "Hiệu ứng tháng 1" ở Hoa Kỳ. Nhưng hiệu ứng này không còn liên quan đến kỳ nghỉ lễ mà liên quan đến kỳ tính thuế. Kỳ tính thuế hàng năm của Mỹ kết thúc vào tháng 12, và nhà đầu tư muốn giảm số tiền làm cơ sở tính thuế. Để làm được điều này, nhà đầu tư bán cổ phiếu vào cuối tháng 12 và mua lại vào đầu tháng 1. Vì vậy theo thống kê thì vào cuối tháng 12, thường là ngay trước Giáng sinh, thị trường chứng khoán rất hay bị bán tháo khiến cho các chỉ số giảm. Ngược lại, tháng 1 sẽ là tháng tăng trưởng. Tuy nhiên, điều đó chỉ đôi khi xảy ra và có ảnh hưởng lớn nhất đối với cổ phiếu của các công ty vốn hóa vừa và nhỏ.

Chúc bạn giao dịch thành công.

Bắt đầu giao dịch

by JustMarkets, 2022.11.22