Những yếu tố ảnh hưởng đến giá của bạc

Factors that Affect Silver Pricing

Hầu hết mọi nhà môi giới uy tín đều cung cấp cho khách hàng của mình một sản phẩm giao dịch như bạc (XAGUSD). Tuy nhiên, rất ít nhà giao dịch biết được những yếu tố và sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến giá của bạc. Cần lưu ý rằng bạc là một sản phẩm dễ biến động và thậm chí còn biến động hơn vàng. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về những yếu tố cần chú ý khi thực hiện phân tích cơ bản giá của bạc (xu hướng trung hạn hoặc dài hạn).

Cung và cầu

Nguyên tắc kinh tế cơ bản của cung và cầu đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá của bạc. Các yếu tố như nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp, nhu cầu đầu tư và sự sẵn có của bạc từ hoạt động khai thác và tái chế đều ảnh hưởng đến giá của kim loại này.

Sử dụng trong công nghiệp

Bạc được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp, bao gồm thiết bị điện tử, tấm pin năng lượng mặt trời và thiết bị y tế. Do đó, những thay đổi từ nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp có thể tác động trực tiếp đến giá của bạc.

Tâm lý của nhà đầu tư

Giống như các kim loại quý khác, bạc thường được xem là khoản đầu tư trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn và lạm phát. Do đó, tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể tác động đến nhu cầu đầu tư vào bạc, ảnh hưởng đến giá của kim loại này.

Sức mạnh của tiền tệ

Bạc được giao dịch bằng đôla Mỹ, do đó những thay đổi về sức mạnh của đồng đôla so với các loại tiền tệ khác có thể ảnh hưởng đến giá của bạc. Đồng đôla yếu đi thường dẫn đến giá bạc cao hơn vì khi đó bạc trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Sự kiện địa chính trị

Bất ổn chính trị, căng thẳng thương mại và các sự kiện địa chính trị khác có thể ảnh hưởng đến giá của bạc. Sự không chắc chắn trên thị trường toàn cầu có thể thúc đẩy nhà đầu tư hướng tới các tài sản trú ẩn an toàn như bạc, từ đó làm tăng giá của kim loại này.

Lạm phát và lãi suất

Lạm phát và những thay đổi về lãi suất có thể tác động đến giá của bạc. Lạm phát cao và lãi suất thấp có thể làm tăng sức hấp dẫn của bạc như một tài sản phòng ngừa rủi ro trước lạm phát, đẩy giá của bạc lên cao.

Sản lượng khai thác

Những thay đổi về sản lượng khai thác bạc, vốn có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như đình công, đóng cửa mỏ và phát hiện các mỏ mới, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung bạc nói chung trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến giá của bạc.

Chính sách của chính phủ

Các chính sách của chính phủ, chẳng hạn như thuế quan, quy định về khai thác và thay đổi luật thuế, có thể tác động đến chi phí sản xuất và nguồn cung của bạc, từ đó ảnh hưởng đến giá của kim loại này.

Các sự kiện trên lịch kinh tế mà ảnh hưởng nhiều nhất đến giá của bạc bao gồm:

  1. Đơn hàng của nhà máy

    Những thay đổi về đơn đặt hàng của nhà máy có thể tác động đến nhu cầu đối với bạc, đặc biệt là trong các ngành sử dụng bạc cho mục đích sản xuất.

  2. Ngưỡng sản xuất công nghiệp

    Tăng trưởng công nghiệp thường làm tăng nhu cầu đối với các loại kim loại công nghiệp, trong đó có bạc. Kết quả là khiến cho giá tăng cao hơn. Ngược lại, sự sụt giảm trong lĩnh vực công nghiệp hoặc chỉ số PMI Sản xuất giảm sẽ cho thấy sản lượng giảm và nhu cầu đối với kim loại công nghiệp thấp hơn.

  3. Cán cân thương mại

    Dữ liệu thương mại, chẳng hạn như số liệu xuất nhập khẩu, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với bạc trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là những ngành liên quan đến thương mại quốc tế.

  4. Báo cáo CPI và PPI

    Báo cáo về lạm phát mang đến cái nhìn sâu sắc về các điều kiện kinh tế nói chung và có thể tác động đến nhu cầu đối với bạc như một tài sản phòng ngừa lạm phát.

  5. Báo cáo Bảng lương Phi Nông nghiệp (NFP)

    Báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ, đặc biệt là dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp, được theo dõi chặt chẽ. Tăng trưởng việc làm tích cực có thể là một chỉ báo về sức mạnh kinh tế, tác động đến tâm lý nhà đầu tư và có khả năng ảnh hưởng đến giá bạc.

  6. Báo cáo về Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)

    Báo cáo GDP mang đến một cái nhìn sâu sắc về sức khoẻ chung của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế mạnh có thể thúc đẩy nhu cầu đối với bạc trong lĩnh vực công nghiệp, trong khi suy thoái kinh tế có thể khiến cho nhu cầu giảm đi.

  7. Mối tương quan với vàng

    Vàng và bạc thường thể hiện một mối tương quan chặt chẽ do có các đặc điểm chung khi đây đều là những kim loại quý. Mối tương quan này không ổn định và có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng nhìn chung 2 kim loại này hầu hết thời gian đều đi song song với nhau.

  8. Hợp đồng tương lai và ngày đáo hạn quyền chọn kim loại quý

    Hợp đồng tương lai và ngày hết hạn của quyền chọn có thể làm tăng sự biến động đối với giá bạc khi các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế của mình.

  9. Báo cáo khai thác và dữ liệu sản xuất

    Các báo cáo về mức độ sản xuất khai thác và cung ứng bạc có thể tác động đến giá của bạc. Bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mức độ sản xuất hoặc sự gián đoạn trong hoạt động khai thác đều có thể ảnh hưởng đến động lực cung & cầu.

Những quốc gia nào là nhà sản xuất và tiêu thụ bạc lớn nhất?

Nhà sản xuất bạc lớn nhất:

  • Mexico là nước sản xuất bạc lớn nhất thế giới, với một phần lớn sản lượng khai thác đến từ các mỏ như Fresnillo và Saucito.
  • Peru là một quốc gia sản xuất bạc lớn khác, với các mỏ như Antamina và Yanacocha đóng góp vào sản lượng của nước này.
  • Sản lượng bạc của Trung Quốc là rất lớn, quốc gia này là nước đóng vai trò quan trọng trên thị trường bạc toàn cầu.
  • Nga có trữ lượng bạc lớn đáng kể và các hoạt động khai thác của nước này khiến cho nước này trở thành một trong những quốc gia đóng góp lớn vào sản lượng bạc toàn cầu.
  • Chi-lê nổi tiếng về sản xuất đồng nhưng cũng sản xuất một lượng bạc đáng kể như một sản phẩm phụ của hoạt động khai thác mỏ.

Quốc gia tiêu thụ bạc lớn nhất:

  • Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiêu thụ bạc lớn nhất, với nhu cầu xuất phát từ các ứng dụng trong công nghiệp, đồ trang sức và đầu tư.
  • Ấn Độ là nước tiêu thụ bạc lớn, với nhu cầu đáng kể đối với trang sức bạc và đồ dùng bằng bạc.
  • Tăng trưởng công nghiệp và nhu cầu trang sức của Trung Quốc cũng giúp nâng cao vị thế là quốc gia tiêu thụ bạc lớn.
  • Nhật Bản có một ngành công nghiệp phát triển mạnh đối với việc sử dụng bạc, góp phần vào lượng tiêu thụ trong nước.
  • Đức cũng nằm trong số những nước tiêu thụ bạc lớn nhất, với nhu cầu phát sinh từ việc sử dụng trong công nghiệp và đầu tư.

Những công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ có liên quan đến hoạt động khai thác bạc?

  1. Newmont Corporation (NYSE: NEM)
  2. Wheaton Precious Metals Corp. (NYSE: WPM)
  3. Hecla Mining Co. (NYSE: HL)
  4. Pan American Silver Corp. (NASDAQ: PAAS)
  5. First Majestic Silver Corp. (NYSE: AG)
  6. SSR Mining Inc. (NASDAQ: SSRM)
  7. Fortuna Silver Mines Inc. (NYSE: FSM)
  8. Coeur Mining, Inc. (NYSE: CDE)
  9. Endeavour Silver Corp. (NYSE: EXK)
  10. MAG Silver Corp. (NYSE: MAG)

Phân tích tài chính và báo cáo của các công ty này sẽ mang lại thêm cái nhìn sâu sắc về ngành và khối lượng khai thác kim loại quý.

Những quỹ ETF nào có kim loại bạc?

  1. abrdn Physical Silver Shares ETF (SIVR)
  2. iShares Silver Trust (SLV)
  3. Invesco DB Silver Fund (DBS)
  4. Sprott Physical Silver Trust (PSLV)
  5. Global X Silver Miners ETF (SIL)
  6. ProShares Ultra Silver (AGQ)
  7. ProShares UltraShort Silver (ZSL) – ETF đảo ngược!

Các quỹ ETF này giúp nhà đầu tư có được khả năng tiếp cận thị trường bạc và có thể được sử dụng để theo dõi diễn biến của giá bạc.

Top 10 mỏ khai thác bạc và các công ty nào sở hữu những mỏ này?

Silver Mining Spot Owning Company
Fresnillo, Mexico Fresnillo plc
Fresnillo plc South32
Saucito, Mexico Fresnillo plc
Escobal, Guatemala Tahoe Resources Inc.
Penasquito, Mexico Newmont Corporation
San Cristobal, Bolivia Sumitomo Corporation
Palmarejo, Mexico First Majestic Silver Corp.
Pirquitas, Argentina SSR Mining Inc.
Velardena, Mexico Golden Minerals Company
Yauliyacu, Peru Glencore Plc

Điều quan trọng cần lưu ý rằng mặc dù các yếu tố này có thể có tác động đáng kể đến giá của bạc nhưng tâm lý thị trường, phân tích kỹ thuật và các yếu tố khác cũng đóng vai trò trong việc xác định biến động giá ngắn hạn và dài hạn. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư thường sử dụng kết hợp các yếu tố này để đưa ra quyết định sáng suốt trên thị trường kim loại quý.