Những điểm chính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024 tại Davos

Key Points from the 2024 World Economic Forum in Davos

Cuộc họp thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 1 năm 2024 tại một trường học trong vùng của Swiss Alpine thuộc trung tâm Davos, Thụy Sĩ. Cuộc họp thường niên này quy tụ 3.000 người tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó bao gồm 1.600 lãnh đạo doanh nghiệp, 350 nguyên thủ quốc gia và bộ trưởng chính phủ, cùng hàng trăm học giả, lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự và doanh nhân. Diễn đàn Davos 2024 cũng chứng kiến sự thay đổi mạnh về số lượng nữ giới tham dự. Trong số 3.000 người tham gia, khoảng 800 người (28%) là phụ nữ, một mức cao kỷ lục.

Theo Reuters, mặc dù sự kiện này bị chỉ trích là quá xa xỉ và tốn kém, nhưng đây vẫn là cuộc họp hữu ích giúp mang lại cái nhìn chuyên sâu đầy hữu ích về “cách giới giàu có và quyền lực phản ứng trước những vấn đề cấp bách nhất”.

Những vấn đề chính được nêu ra tại cuộc họp này là gì?

  • Đạt được sự đảm bảo và hợp tác trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng
  • Những mối lo ngại về kinh tế toàn cầu
  • Trí tuệ nhân tạo dưới vai trò là động lực cho nền kinh tế và xã hội
  • Chiến lược dài hạn đối với các vấn đề về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng

Đạt được sự đảm bảo và hợp tác trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng

Ba sự kiện đã được thảo luận tích cực trong lĩnh vực này:

  • Cuộc chiến kéo dài tại Ukraine;
  • Bế tắc tại Trung Đông;
  • Các cuộc tấn công vào tàu thuyền trên Biển Đỏ.

Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã lên tiếng về những khó khăn của Ukraine và cảnh báo các đại biểu tham dự hội nghị rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang tìm cách chinh phục lãnh thổ bên ngoài Ukraine. Sau các cuộc hội đàm với hơn 80 cố vấn an ninh quốc gia, Thụy Sĩ đã đứng ra và đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình. Tổng thống Zelensky cũng đã gặp người đứng đầu ngân hàng JP Morgan, Jamie Dimon và giám đốc điều hành các ngân hàng khác về vấn đề hỗ trợ tài chính cho việc tái thiết. Thúc giục các đồng minh phương Tây của Kyiv tiếp tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính, Chủ tịch Ủy ban Châu u Ursula von der Leyen nói: “Ukraine có thể chiếm ưu thế trong cuộc chiến này, nhưng chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ họ phản công.”

Palestine/Israel

Trong những tháng gần đây, không có tiến triển nào đạt được trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn cho cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Người đứng đầu Quỹ đầu tư Palestine cho biết tại một sự kiện của WEF rằng chỉ riêng việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng nhà ở của Gaza sẽ cần ít nhất 15 tỷ USD. Tuy nhiên, các quốc gia Ả Rập thường không đưa ra sự hỗ trợ tài chính khi chưa đàm phán để có được một nền hòa bình lâu dài. Trong khi đó, nền kinh tế trong khắp khu vực này hiện đang suy thoái.

Hoàng tử Faisal bin Farhan, Bộ trưởng Ngoại giao của Ả Rập Xê-út cho biết: “Chúng tôi đồng ý rằng hòa bình trong khu vực bao gồm cả hòa bình cho Israel, nhưng điều đó chỉ có thể đạt được thông qua một nền hòa bình cho người Palestine thông qua một nhà nước Palestine”.

Biển Đỏ

Các cuộc tấn công liên tục vào tàu thuyền trên Biển Đỏ của nhóm Houthi ở Yemen do Iran hậu thuẫn đã khiến việc vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến châu u trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Các quan chức Yemen và Iran cho biết việc tấn công này sẽ không dừng lại cho đến khi Israel chấm dứt cuộc chiến tại Gaza. Trong khi đó, tại Davos, các CEO đã nói về các tuyến đường vận tải thay thế tuyến đường đi qua Biển Đỏ - nhất là tuyến đường đi quanh miền nam châu Phi.

Những mối lo ngại về kinh tế toàn cầu

Những mối lo ngại về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại, với cảnh báo đến từ các thống đốc ngân hàng toàn cầu về áp lực lạm phát. Những lo ngại này liên quan đến khả năng giá dầu và chi phí vận chuyển có thể tăng, đặc biệt là trước những vấn đề hiện tại trên Biển Đỏ. Các giám đốc điều hành ngân hàng lo ngại rằng thị trường đã đánh giá sai việc cắt giảm lãi suất và những rủi ro địa chính trị được cho là sẽ gây ra nhiều biến động hơn nữa.

Bất bình đẳng thu nhập cũng tăng lên. Vào năm 2022, các CEO tại Mỹ kiếm được số tiền gấp 344 lần so với người lao động bình thường, tăng từ mức chênh lệch 21 lần vào năm 1965. Ngoài ra, tài sản của các tỷ phú đã tăng 109% trong thập kỷ qua. Đồng thời, trong thời kỳ đại dịch, cứ 30 giờ lại có một tỷ phú mới. Trong khi các tỷ phú đang gia tăng khối tài sản của mình thì chính phủ lại trở nên nghèo hơn đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ sẽ phải tìm ra được nguồn tiền và phân phối lại thu nhập và của cải.

Và việc này có thể được thực hiện thông qua ba biện pháp chính dựa trên thuế:

Thứ nhất, ưu tiên đánh thuế lũy tiến. Những quốc gia thực hiện biện pháp này có mức độ bất bình đẳng về thu nhập thấp hơn.

Thứ hai, đánh thuế tài sản. Thuế tài sản 2% hàng năm đối với các triệu phú và mức thuế 5% đối với các tỷ phú sẽ tạo ra 2,52 triệu USD mỗi năm. Với thực tế rằng 10% người giàu nhất chiếm khoảng một nửa lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới, điều này cũng sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Thứ ba, thuế đánh vào lợi nhuận quá lớn mà các tập đoàn lớn kiến được, chẳng hạn như các công ty dầu mỏ. Doanh thu sẽ được phân phối lại cho những người đang vật lộn với giá thực phẩm và năng lượng tăng cao cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Trí tuệ nhân tạo dưới vai trò là động lực cho nền kinh tế và xã hội

Khi nói về trí tuệ nhân tạo, tính chủ đạo trong các cuộc thảo luận về công nghệ này mang tính lạc quan hơn và ít đáng sợ hơn. Ngay cả Giám đốc Điều hành của OpenAI Sam Altman, người trước đây đã tham gia cùng những người khác cảnh báo rằng AI có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người, cũng nói rằng AI “sẽ thay đổi thế giới ít hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ”.

Altman muốn nói đến trí tuệ nhân tạo dành cho mục đích chung hay còn gọi là AGI. Đây là công nghệ có một định nghĩa rộng rãi là một hệ thống AI có thể thực hiện các nhiệm vụ ở cấp độ tương đương với con người hoặc thậm chí tốt hơn. Theo Recruit Holdings, công ty mẹ của Indeed và trang web đánh giá công ty Glassdoor, ngay cả sau khi AI đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, số lượng bài đăng tuyển dụng ở hầu hết các quốc gia vẫn vượt quá con số trước đại dịch. Altman cho biết quan điểm của ông về trí tuệ nhân tạo đã thay đổi: Trong khi ông từng cho rằng robot sẽ thay thế tất cả chúng ta, thì giờ đây ông rất ấn tượng trước cách các công ty sử dụng nó như một công cụ để hỗ trợ cho công việc của con người.

Chiến lược dài hạn đối với các vấn đề về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng

Hội nghị cũng thảo luận các phương pháp nhằm đạt được mức độ trung hòa carbon và một thế giới sạch vào năm 2050, đồng thời phát triển các chiến lược có thể triển khai để đảm bảo khả năng tiếp cận được với năng lượng, thực phẩm và nước sạch với giá cả phải chăng, an toàn và toàn diện.

Số lượng giám đốc điều hành các công ty năng lượng tham dự Diễn đàn Davos năm nay ít hơn. Đồng thời cũng diễn ra một số phiên thảo luận tập trung vào việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, người đứng đầu Aramco đã dập tắt hy vọng của nhiều đại biểu tham dự khi cho rằng đỉnh điểm của nhu cầu đối với dầu mỏ sẽ không đến trong thời gian tới.

Ngoài ra, cũng có những cuộc thảo luận về việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. Trong một cuộc thảo luận, Nisia Trindade Lima, Bộ trưởng Y tế Brazil, đã nói về một danh sách dài các mối lo ngại của bà, bao gồm các bệnh do nguồn nước và muỗi truyền bệnh do lũ lụt và lượng mưa cực lớn gây ra, tình trạng suy dinh dưỡng do hạn hán, tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng y tế do các cuộc khủng hoảng khí hậu, thiệt hại đối với các cơ sở này do thời tiết khắc nghiệt và tác động của những căng thẳng về thể chất do biến đổi khí hậu gây ra đối với sức khỏe tâm thần.