Trạng thái tâm lý khó hiểu: Tại sao nhà giao dịch có khuynh hướng chịu đựng thua lỗ hơn là tích lũy lợi nhuận

Why Traders Tend to Sit Out Losses Rather Than Accumulate Profits

Trong thế giới giao dịch, quá trình ra quyết định chịu ảnh hưởng nặng nề từ các yếu tố tâm lý và có thể tác động đến hành vi và kết quả của nhà giao dịch. Một hiện tượng như vậy được quan sát thấy trong giao dịch đó là xu hướng nhà giao dịch thường chịu đựng thua lỗ hơn là tích lũy lợi nhuận. Hành vi này bắt nguồn từ nhiều thành kiến nhận thức và phản ứng cảm xúc khác nhau và có thể cản trở khả năng tối ưu hóa hiệu suất của nhà giao dịch.

Ác cảm với sự thua lỗ

Một trong những lý do chính khiến nhà giao dịch có xu hướng chịu đựng thua lỗ hơn là tích lũy lợi nhuận là khái niệm ác cảm với sự thua lỗ. Ác cảm với sự thua lỗ nói đến xu hướng tâm lý của cá nhân khi cảm thấy việc chịu nỗi đau thua lỗ sẽ sâu sắc hơn niềm vui có được lợi nhuận. Kết quả là nhà giao dịch nhiều khả năng có xu hướng giữ các vị thế thua lỗ hơn, hy vọng cuối cùng mọi thứ sẽ thay đổi theo hướng ngược lại chứ không chịu cắt lỗ và chuyển sang giao dịch tiếp theo. Sự ác cảm với việc chấp nhận thua lỗ này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội và tác động tiêu cực đến hiệu suất tổng thể của nhà giao dịch.

Sợ hối tiếc

Nỗi sợ hối tiếc cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc miễn cưỡng chấp nhận thua lỗ. Nhà giao dịch có thể do dự khi chấp nhận thua lỗ do dự đoán trước việc sẽ hối tiếc nếu đưa ra quyết định sai lầm. Nỗi sợ hãi này có thể dẫn đến việc không đưa ra hành động, khiến nhà giao dịch giữ lại các vị thế thua lỗ, hy vọng thị trường sẽ đảo chiều, tránh phải tiếc nuối khi thừa nhận sai lầm. Tuy nhiên, hành vi này có thể khiến nhà giao dịch không thể cắt lỗ sớm, dẫn đến hậu quả tiêu cực hơn nữa.

Ngụy biện chi phí chìm

Ngụy biện chi phí chìm là một thành kiến nhận thức khác góp phần vào xu hướng chịu đựng thua lỗ. Nhà giao dịch có thể cảm thấy buộc phải tiếp tục đầu tư vào một vị thế thua lỗ vì họ đã bỏ thời gian, công sức và số vốn đáng kể vào vị thế này. Sự ngụy biện này có thể dẫn đến việc miễn cưỡng thoát khỏi các giao dịch thua lỗ, khi mà nhà giao dịch tìm cách biện minh cho các quyết định trong quá khứ của họ và tránh việc thừa nhận rằng những nguồn lực đã đầu tư là không thể thu hồi được. Kết quả là nhà giao dịch có thể giữ các vị thế thua lỗ lâu hơn mức cần thiết, dẫn đến khoản thua lỗ lớn hơn theo thời gian.

Sự gắn bó cảm xúc

Sự gắn bó về mặt cảm xúc với một giao dịch hoặc một tài sản cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận thua lỗ của nhà giao dịch. Nhà giao dịch có thể phát triển một sự kết nối về mặt cảm xúc với một vị thế thua lỗ, dẫn đến cảm giác trung thành hoặc một sự gắn bó mà gây cản trở cho khả năng đưa ra quyết định hợp lý, khách quan. Thành kiến về mặt cảm xúc này có thể ngăn nhà giao dịch thực hiện cắt lỗ và chuyển sang các cơ hội hứa hẹn hơn.

Vượt lên khuynh hướng chịu đựng thua lỗ

Để vượt qua khuynh hướng chịu đựng thua lỗ nhiều hơn việc tích lũy lợi nhuận, nhà giao dịch phải phát triển được khả năng tự nhận thức cũng như nhận biết và giảm thiểu những thành kiến tâm lý này. Việc thực hiện các chiến thuật quản lý rủi ro, chẳng hạn như đặt lệnh cắt lỗ và tuân thủ theo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận được xác định trước, có thể giúp nhà giao dịch chủ động quản lý và thoát khỏi các vị thế thua lỗ. Ngoài ra, việc áp dụng cách tiếp cận có kỷ luật và có hệ thống trong giao dịch, dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng và tuân thủ kế hoạch giao dịch, có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của những thành kiến về cảm xúc và sai lầm về nhận thức.

Kết luận

Khuynh hướng chịu đựng thua lỗ hơn là tích lũy lợi nhuận của nhà giao dịch có nguồn gốc sâu xa từ những thành kiến tâm lý và phản ứng của cảm xúc. Bằng cách hiểu được tác động của sự ác cảm với thua lỗ, nỗi sợ hối tiếc, ngụy biện về chi phí chìm và sự gắn bó về mặt cảm xúc, nhà giao dịch có thể nỗ lực phát triển một cách tiếp cận giao dịch có kỷ luật và hợp lý hơn. Thông qua việc tự nhận thức, quản lý rủi ro và tuân thủ kế hoạch giao dịch, nhà giao dịch có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của những thành kiến này và tối ưu hóa hiệu suất giao dịch của mình.