Chiến thuật giao dịch VSA là gì?

What Is The VSA Trading Strategy?

VSA (Phân tích khối lượng chênh lệch giá) là chiến thuật giao dịch tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa biến động giá, khối lượng và sự chênh lệch giá. Trong chiến thuật VSA, chênh lệch giá ở đây có nghĩa là sự chênh lệch giữa giá đỉnh và giá đáy trên thị trường tài chính. Được Richard Wyckoff phát triển vào đầu thế kỷ 20 và Tom Williams đã giúp phổ biến rộng rãi hơn, chiến thuật VSA nhằm mục đích xác định hoạt động của các nhà giao dịch chuyên nghiệp và hiểu được tâm lý thị trường.

Dưới đây là các thành phần và nguyên tắc chính của chiến thuật giao dịch VSA:

Phân tích khối lượng

Chiến thuật VSA tập trung vào việc phân tích khối lượng giao dịch vì điều này được cho là mang lại những thông tin chuyên sâu có giá trị về động lực thị trường. Bằng cách quan sát những thay đổi về khối lượng, nhà giao dịch sẽ cố gắng đánh giá sức mạnh của biến động giá và sự tham gia của các bên khác nhau trong thị trường. Rất tiếc, với forex thì không có khối lượng thị trường thực mà chỉ có khối lượng theo tick, điều này gây khó khăn cho việc phân tích. Nhưng ngày nay, có những chỉ báo đọc được khối lượng trên các hợp đồng tương lai và chuyển dữ liệu này sang nền tảng Meta Trader. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng vì việc định giá tiền tệ bắt nguồn từ việc định giá hợp đồng tương lai của tiền tệ.

Phân tích chênh lệch giá

Chiến thuật VSA cũng tính xem xét đến sự chênh lệch giá, vốn là dữ liệu cho biết phạm vi giữa giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể. Sự chênh lệch giá rộng được xem là có ý nghĩa đáng kể, cho thấy áp lực mua hoặc bán đang tăng lên. Trái lại, sự chênh lệch giá hẹp có thể cho thấy có sự giảm sút về hoạt động hoặc thiếu sự quyết đoán trên thị trường.

Elliott Wave Theory
What Is The Elliott Wave Theory?

Nỗ lực so với kết quả

Chiến thuật VSA tập trung vào mối quan hệ giữa khối lượng và chuyển động giá. Nếu khối lượng tăng đáng kể trong khi giá tăng, điều này cho thấy áp lực mua mạnh. Ngược lại, nếu khối lượng tăng trong khi giá giảm, đây có thể cho biết có áp lực bán mạnh. Do đó, nhà giao dịch tìm các tình huống mà ở đó nỗ lực (khối lượng) không đi kèm với kết quả mong đợi (chuyển động giá), điều này có thể báo hiệu khả năng xảy ra sự đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.

Đột phá giả và phá vỡ giả

Đây là những mô hình cụ thể được xác định trong chiến thuật VSA. Sự đột phá giả xảy ra khi giá di chuyển lên trên ngưỡng kháng cự trong thời gian ngắn nhưng không duy trì được đà tăng và đóng nến ở mức thấp hơn. Trái lại, sự phá vỡ giả xảy ra khi giá di chuyển xuống dưới ngưỡng hỗ trợ trong thời gian ngắn nhưng nhanh chóng đảo chiều và đóng nến ở mức cao hơn. Những mô hình này có thể cho biết có khả năng xảy ra sự đảo chiều.

Thanh giá không có cung và không có cầu

Đây là những mô hình nến thường thấy trong chiến thuật VSA. Thanh giá không có cầu xuất hiện khi giá đóng cửa gần mức giá cao nhất với khối lượng thấp, điều này cho thấy thiếu đi lực mua. Thanh giá không có cung xảy ra khi giá đóng cửa gần mức giá thấp nhất với khối lượng thấp, cho thấy thiếu đi áp lực bán. Những mô hình này có thể cho biết những bước ngoặt tiềm năng trên thị trường.

Xác nhận

Chiến thuật VSA thường được sử dụng kết hợp với các công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu giao dịch. Nhà giao dịch có thể kết hợp phân tích VSA với các đường xu hướng, đường trung bình động hoặc các chỉ báo khác để tăng khả năng giao dịch thành công.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng VSA là chiến thuật giao dịch phức tạp đòi hỏi phải có sự thực hành, kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về các động lực thị trường. Nhà giao dịch sử dụng chiến thuật VSA với mục đích hiểu rõ hơn về ý định của những người tham gia thị trường và đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt dựa trên những hiểu biết đó.